Yêu cầu chung đối khi thi công lắp đặt trạm biến áp
Cũng giống như lắp đặt máy biến áp, thì khi thi công lắp đặt trạm biến áp chúng ta cần quan tâm các yêu cầu chung sau:
1. Công tác chuẩn bị
– Căn cứ vào hồ sơ kỹ thuật (thuyết minh yêu cầu và bản vẽ chi tiết) bộ phận kỹ thuật công trình lập tiến độ thực hiện.
– Lập dự toán đề nghị cung cấp thiết bị, vật tư chi tiết gửi bộ phận vật tư trình duyệt cung cấp kịp thời theo tiến độ.
– Trước khi nhập vật tư vào chế tạo phải báo cáo phòng kỹ thuật, giám sát chất lượng vật tư đáp ứng đúng và đủ các tiêu chí mới nhập vào xưởng cho chế tạo.
– Trong suốt quá trình sản xuất gia công các mục yêu cầu đảm bảo qui cách phải được giám sát liên tục và kiểm tra sản phẩm, các chi tiết vào cuối ngày.
2. Yêu cầu đối với bộ phận kỹ thuật
– Nghiên cứu kỹ bản vẽ kỹ thuật và yêu cầu của chủ đầu tư, đưa ra biện pháp và các bước thi công phổ biến trước và nhận phản hồi từ bộ phận thi công, phòng vật tư góp ý điều chỉnh (nếu có).
– Vẽ lại chi tiết các tiêu chuẩn cần thi công đúng và đảm bảo kỹ thuật nếu bản vẽ dự thầu chưa rõ.
– Thường xuyên theo dõi, kiểm tra kỹ thuật, tiến độ trong suốt quá trình thi công, kịp thời điều chỉnh khi có sự sai sót do nhầm lẫn hoặc không phù hợp trong quá trình thi công.
– Nghiệm thu tĩnh và kiểm tra các sản phẩm hoàn thành trước khi kiểm định thử áp lực hoặc sơn phủ.
3. Yêu cầu của bộ phận cung cấp vật tư
– Nghiên cứu kỹ các thông số kỹ thuật chủ yếu các vật tư yêu cầu trước khi đề nghị duyệt cung cấp.
– Ghi chép cẩn thận và đầy đủ các thông số, xuất xứ trước khi bàn giao đưa vào thi công.
– Thường xuyên cập nhật các thiếp bị, vật tư về giá cả các hãng thay đổi và khả năng cung ứng trong nước để báo cáo kịp thời nếu có sự thay đổi.
– Kiểm tra tồn kho hằng tuần với các chi tiết nhỏ dễ vận chuyển và thống kê khối lượng khi xuất nhập hoặc giao ca đầy đủ
4. Yêu cầu với bộ phận thi công
– Nghiên cứu kỹ các yêu cầu kỹ thuật, nguyên lý, chi tiết cần chế tạo và các bản vẽ lắp ghép do khối kỹ thuật cung cấp, xác nhận đảm bảo tính đảm bảo thi công trước khi ký xác nhận và đưa vào sản xuất (Nếu có phát hiện nghi hoặc nghi ngờ sai sót cần báo cáo ngay cho khối kỹ thuật cùng thay đổi).
– Lên kế hoạch nhân sự và bố trí hợp lý lực lượng thi công đảm bảo yêu cầu với các sản phẩm chịu trách nhiệm gia công, chế tạo và lắp đặt.
– Tuyệt đối tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật, an toàn lao động trong suốt quá trình thi công.
– Thường xuyên giám sát, kịp thời điều chỉnh các bất hợp lý, theo dõi các biện pháp thi công, không ngừng cải tiến công cụ, biện pháp và kỹ thuật thi công đảm bảo tính đảm bảo, thẩm mỹ và hiệu quả (bất kỳ sự sáng kiến cải tiến nào của công nhân viên có hiệu quả sẽ được Ban lãnh đạo công ty xem xét và khen thưởng, khuyến khích kịp thời).
– Viết báo cáo tiến độ công việc hằng ngày và các đề xuất nếu có.
Quy trình thi công lắp đặt trạm biến áp
Quy trình thi công lắp đặt trạm biến áp bao gồm các bước sau
1. Lắp đặt thủ công trạm biến áp
– Thiết bị phải được vạn chuyển và đặt ở bệ đỡ tạm (nếu cần)
– Dùng kích nâng để nâng thiết bị lên và đặt khung lên khung thép làm bằng thép hình hoặc thép tấm kết hợp với bánh xe con lăn thép
– Tiếp tục nâng thiết bị lên và lái (chuyển hướng) bằng xà beng/pa-lăng để di chuyển và đặt thiết bị vào bệ đỡ (móng)
– Hạ thiết bị lên vị trí đã đánh dấu
– Nâng nhẹ thiết bị vào đầu bu-lông móng/bulông nở trên bề mặt móng, điều chỉnh cao độ bằng các tấm thép và tấm đệm để thiết bị đặt trên mặt phẳng đúng sau đó kiểm tra lại bằng máy thủy bình, ống nước cân thăng bằng.
– Điều chỉnh cao độ khung thép của thiết bị và kiểm tra bằng thiết bị chuyên dụng
– Lắp các cấu kiện và các phụ kiện
– Làm vệ sinh thiết bị và phụ kiện
– Lắp đặt cáp nội bộ và đấu nối cáp
– Luồn cáp từ ngoài (đã kéo sẵn) vào tủ điện, kiểm tra cáp về thông mạch và cách điện, đầu nối cáp và tiếp địa
– Xả đỉnh sứ (nếu có yêu cầu)
– Bổ sung dầu cách điện vào bình dầu phụ (nếu có yêu cầu)
– Bảo vệ thiết bị đã lắp đặt và các phụ kiện như; đồng hồ, van, sứ, bảng điều khiển, thiết bị đo
– Kiểm tra và đánh dấu thiết bị đã lắp đặt vào bản vẽ. Gửi yêu cầu kiểm tra và nghiệm thu đến đơn vị nghiệm thu bằng form mẫu
– Vệ sinh vận chuyển rác và các vật tư thừa ra khỏi hiện trường, giữ vệ sinh sạch sẽ, gọn gàng.
2. Trình tự lắp đặt chính trạm biến áp
– Xác định vị trí và tìm mốc móng trạm
– Hệ thống tiếp địa trạm được đào – rải – lấp đất theo các bước đã nêu ở trên.
– Máy biến áp được vận chuyển đến, sau đó dùng cẩu hạ xuống vị trí thuận tiện nhất, di chuyển máy đến vị trí lắp đặt bằng thủ công
– Lắp đặt máy biến áp và thiết bị bằng phương pháp thủ công hoặc tời lưu ý một số vấn đề:
+ Trong khi cẩu phải có hộp bảo vệ sứ mặt máy, không để va chạm vào mặt máy khi lắp
+ Khi lắp đặt các phụ kiện tuyệt đối không được để các dụng cụ rơi vào mặt máy
+ Khi lắp đặt các thanh xà phải đảm bảo đúng khoảng cách thiết kế
+ Lắp dây tiếp địa an toàn, tiếp địa CSV và trung tính máy biến áp xuống hệ thống tiếp địa
– Cố định MBA vào bệ móng.
– Lắp đặt thiết bị toàn trạm
– Nối tiếp địa thiết bị với hệ thống tiếp địa chung
– Treo biển báo tên trạm, biển báo cấm trèo
– Hiệu chỉnh, thí nghiệm toàn trạm, lập hồ sơ cho công tác nghiệm thu.
– Đấu nối, đóng điện và bàn giao công trình.
MBA và các thiết bị lắp trong trạm khi lắp đặt hệ thống điện nhẹ cần được thí nghiệm, kiểm tra đạt tiêu chuẩn vận hành mới được đưa vào lắp đặt. Yêu cầu có công nhân tay nghề cao theo dõi hoặc trực tiếp lắp đặt, ghi lại các sơ đồ đấu điện, đảm bảo cho công tác kiểm tra sau này.
3. Sau khi lắp đặt trạm biến áp
– Kiểm tra ví trí máy biến áp/ máy phát và cố định vào bệ móng.
– Làm sạch và đậy kín mương cáp.
– Tiến hành kiểm tra và đo đạc các thông số môi trường như: thông gió, chiếu sáng…
– Che chắn, bảo vệ thiết bị.
4. Kiểm tra, nghiệm thu toàn bộ hệ thống
Dùng đồng hồ đo điện trở cách điện, kiểm tra thông mạch tất cả các dây dẫn, đảm bảo tính an toàn và mỹ thuật của hệ thống. Vận hành hệ thống:
+ Đóng điện toàn hệ thống theo từng cấp và ở chế độ không tải.
+ Cho hệ thống hoạt động ở chế độ có tải (đóng điện cho tải cũng theo từng cấp).
+ Chỉnh sửa lỗi kỹ thuật (nếu có).
+ Vệ sinh toàn bộ hệ thống.
+ Mời cơ quan kiểm định nhà nước đến đo đạc và kiểm tra sự phù hợp theo tiêu chuẩn quốc gia để nhận giấp phép đóng điện vào điện lưới.
5.Công tác kiểm tra chạy thử, thử nghiệm và đóng điện
– Kiểm tra các thông số định mức ghi trê nhãn thiết bị
– Kiểm tra tổng thể công tác lắp phụ kiện/cấu kiện
– Kiểm tra các hư hỏng và vỏ sơn
– Kiểm tra rò dầu, mức dầu và đồng hồ báo mức
– Kiểm tra đệm của các hộp đấu nối
– Kiểm tra cáp điện và đấu nối
– Kiểm tra nối đất thiết bị và đấu nối
– Kiểm tra vân hành của các bộ phận cơ khí của bộ chuyển nắc và thiết bị khóa
– Kiểm tra bộ thở và điều kiện của các hạt chống ẩm và đổ đầy trở lại(nếu cần)
– Kiểm tra công tác bảo vệ thiết bị tại hiện trường
– Kiểm tra điều kiện lắp đặt của các quạt làm mát
– Thử nghiệm cách điện
– Thí nghiệm dầu cách điện (áp dụng với máy biến áp kiểu hở-trên 100KVA) nếu là máy biến áp dầu
– Thí nghiệm điện áp tăng cao
– Đo điện trở cuộn cao áp ở các vị trí cao nhất-cân bằng-thấp nhất của bộ chuyển nắc
– Đo điện trở cuộn hạ áp
– Kiểm tra lự xiết bu-lông trên các điểm nói thanh cái chính.
Công tác kiểm tra đo thông số kỹ thuật của thiết bị
– Kiểm tra các bu-lông, kẹp cáp… của các điểm nối tiếp địa( nếu có)
– Làm vệ sinh và lắp trở lại nắp che (nếu có)
– Đóng điện vào thiết bị theo quy trình của nhà sản xuất và hệ thống cao thế
6. Công tác nghiệm thu trạm biến áp
– Nghiệm thu nội bộ-đạt
– Gửi phiếu yêu cầu nghiệm thu mời CĐT và TVGS
– Nghiệm thu với CĐT và TVGS – đạt
– Chuyển sang giai đoạn thi công tiếp theo
Báo giá lắp đặt trạm biến áp 3 pha
Bảng giá trạm biến áp hạ thế chưa bao gồm phụ kiện và chi phí lắp đặt.
STT | CÔNG SUẤT TRẠM BIẾN ÁP 3P (KVA) | Đớn giá-Trạm Giàn (VNĐ) | Đơn giá-Trạm trụ thép (VNĐ) | Đơn giá-Trạm hộp bộ (VNĐ) |
1 | Trạm điện 100 KVA | 288.000.000 | 328,000,000 | 520,000,000 |
2 | Trạm điện 160 KVA | 325.000.000 | 368,000,000 | 560,000,000 |
3 | Trạm điện 250 KVA | 384.000.000 | 438,000,000 | 620,000,000 |
4 | Trạm điện 320 KVA | 440.000.000 | 480,000,000 | 690,000,000 |
5 | Trạm điện 400 KVA | 468.000.000 | 510,000,000 | 720,000,000 |
6 | Trạm điện 560 KVA | 558.000.000 | 585,000,000 | 800,000,000 |
7 | Trạm điện 630 KVA | 585.000.000 | 630,000,000 | 840,000,000 |
8 | Trạm điện 750 KVA | 684.000.000 | 750,000,000 | 900,000,000 |
9 | Trạm điện 1000 KVA | 826.000.000 | 890,000,000 | 1,000,000,000 |
10 | Trạm điện 1250 KVA | 916,000,000 | 1,250,000,000 | |
11 | Trạm điện 1500 KVA | 1.166.000.000 | 1,500,000,000 | |
12 | Trạm điện 2000 KVA | 1.366.000.000 (ngoài trời) | 1.550.000.000 (nhà trạm) | |
13 | Trạm điện 2500 KVA | 1.528.000.000 (ngoài trời) | 1.850.000.000 (nhà trạm) |
Chú ý: (Báo giá trên chỉ mang tính chất tham khảo. Đơn giá có thể thay đổi theo từng trường hợp cụ thể: xuất xứ vật tư, vị trí lắp đặt, kiểu trạm,…). Giá chưa bao gồm VAT, Phí vận chuyển, lắp đặt…
Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn và báo giá lắp đặt trạm biến áp hạ thế vui lòng liên hệ ngay cho đội ngũ kỹ sư của chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí 24/24h.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn khảo sát dự án của bạn :
Thông tin liên hệ KCG Co.,ltd :
🗺 Địa chỉ: Số 1062, Đường Lê Quang Định, Tổ 2, Khu phố Bình Khánh, Phường Khánh Bình, Thành phố Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương, Việt Nam
🌍 Website: https://kcg.com.vn/
📧 Email: kcg@outlook.com.vn – info@kcg.com.vn
☎ Hotline : 0973 966 138 – 0866 793 129.